Tác giả: Nhụy Nguyên
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc. Nếu Phật làm vậy đã không còn ai cùng khổ trên quả địa cầu nữa. Nhân quả luân hồi là quy luật vận hành của vũ trụ chứ không phải do Phật bày ra. Ta bà là bể khổ, đâu đâu cũng khổ, chỉ cần “chán” trần ai, ngày đêm thiết nguyện sinh về Cực lạc, Phật sẽ đến lúc ta lâm chung (hay lâm nạn).
Điều đáng trách là ta bịt mắt trước cảnh Cực lạc mô tả trong “ngũ kinh, nhất luận” nên thấy Ta bà tươi đẹp quá trời; niệm Phật ngày đêm song chưa hề có tâm thế về với Phật, cứ hẹn rày hẹn mai, hẹn đến lúc thân xác tàn hoại vẫn bám chặt lấy “ngôi nhà” tứ đại. Thương xót chúng sanh, Phật mở con đường thoát cảnh lầm than ô trược. Phật chỉ ra tâm Phật trong mỗi chúng sanh, và do vậy bất kể ai cũng có cơ hội lên nước Phật. Trôi lăn từ vô thỉ, thậm chí có người kiếp trước có tu, kiếp này vẫn phàm phu không hề tin Phật, đều là sự thể rất hiển nhiên.
Chớ tưởng ta đời này theo Phật sẽ an ổn dong buồm cập bờ giác. Trong a-lại-da mỗi sinh mạng chứa quá nhiều chủng tử xấu. Nghiệp lực trong một người thôi, nếu có hình tướng sẽ đầy cả hư không. Dẫu tu tập tinh tấn, lúc mạng chung lỡ nhân xấu trồi lên sẽ rơi vào tam đồ vạn năm không ra được, cũng là sự thường.
Tác giả: Beth Kempton
Wabi Sabi Thương Những Điều Không Hoàn Hảo
Wabi sabi: bắt nguồn từ hai từ riêng biệt, đều liên quan đến giá trị thẩm mỹ, vốn đi sâu vào trong văn học, văn hóa và tín ngưỡng.
Wabi là khám phá cái đẹp trong sự đơn giản, là tìm thấy sự đủ đầy và bình yên trong tâm hồn khi tách biệt khỏi thế giới vật chất. Còn sabi đề cập tới dòng chảy của thời gian, quá trình sinh diệt và quy luật lão hóa của vạn vật.
Cả hai khái niệm này đều có vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, nhưng có lẽ ý nghĩa của cụm từ wabi sabi còn thú vị hơn.
Wabi sabi gắn bó mật thiết với mối quan hệ cơ bản này của con người và thiên nhiên. Triết lý này bao hàm việc chấp nhận tính ngắn ngủi của vạn vật và việc trải nghiệm cuộc sống bằng mọi giác quan. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn tìm thấy nhịp điệu tinh tế của riêng mình và khám phá ra hạnh phúc ngay tại nơi bạn sống.
Wabi sabi là nền tảng cho ý thức thẩm mỹ và bản tính nhã nhặn của người Nhật. Tuy hiếm khi được đem ra thảo luận, triết lý này là thế giới quan định hướng cuộc sống của họ. Nó có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nhưng lại vô hình, vô dạng. Theo bản năng, người ta có thể hiểu khái niệm wabi sabi, nhưng ít ai giải thích được tường tận.
Wabi sabi là một bí ẩn hấp dẫn, hứa hẹn đem lại tri kiến cho những ai biết sống đủ chậm để tìm hiểu và tiếp cận với trái tim rộng mở.
Wabi sabi là phản ứng trực giác trước cái đẹp thể hiện bản chất thật của cuộc sống.
Wabi sabi là chấp nhận và hiểu rõ
bản chất vô thường, bất toàn, không hoàn hảo của vạn vật.
Wabi sabi là nhận biết giá trị
của lối sống đơn giản, chậm rãi và thuận tự nhiên.
Wabi sabi là một trạng thái của trái tim. Là hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Ta cảm được nó trong khoảnh khắc nhận thức sâu sắc thực sự – một khoảnh khắc hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo. Ta nuôi dưỡng nó bằng lòng khao khát vun đắp niềm vui và chú tâm đến những điều tinh tế, nhỏ nhặt. Ta trải nghiệm nó khi sống một cách chân thật và tràn đầy nhiệt huyết. Triết lý này tập trung vào việc trải nghiệm thế giới bằng cách thực sự sống trong đó, thay vì đứng bên ngoài phán xét. Nó hướng tới việc gạt đi những mưu toan, nhường chỗ cho sự tinh nhạy, và dành thời gian để chú tâm.
Các nguyên tắc nền tảng của wabi sabi có thể dạy ta những bài học cuộc sống về việc buông bỏ sự hoàn hảo và chấp nhận con người thật của mình. Chúng cho ta công cụ để thoát khỏi sự hỗn loạn và áp lực vật chất của cuộc sống hiện đại, để ta có thể bằng lòng với những gì mình có.